Sơn thép mạ kẽm thường không dễ dàng do bề mặt thép mạ kẽm bóng, trơn nhẵn và khó bám dính. Điều này dẫn đến lớp sơn bị bong ra sau một khoảng thời gian.
Chắc chắn, trước khi sơn, bạn cần phải chuẩn bị bề mặt vật liệu thật kĩ. Và những phương pháp mạ kẽm khác nhau đòi hỏi có sự chuẩn bị khác nhau.
Bài viết này, Sơn Số 1 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình từng bước sơn trên thép mạ kẽm đúng cách.
Nội Dung Chính
ToggleThép mạ kẽm là gì?
Thép mạ kẽm là thép được bao phủ bởi 1 lớp kẽm bên ngoài giúp bảo vệ khỏi những tác động của môi trường xung quanh. Qua đó gia tăng độ bền và thẩm mỹ cho vật liệu.
Có 3 phương pháp mạ kẽm phổ biến:
- Mạ kẽm nhúng nóng: là một phương pháp tráng phủ kẽm trên bề mặt thép bằng cách đưa sản phẩm qua một bể chứa kẽm nóng chảy. Trong quá trình này, sản phẩm kim loại được hoàn toàn đưa vào bể chứa kẽm nóng chảy để phủ một lớp kẽm trên bề mặt của nó.
- Mạ kẽm lạnh: là một phương pháp tráng phủ kẽm trên bề mặt thép mà không cần sử dụng nhiệt độ cao. Thay vì sử dụng quá trình tráng kẽm nóng, phương pháp này sử dụng các loại sơn hoặc chất phủ tráng kẽm để bảo vệ bề mặt thép.
- Mạ kẽm điện phân: là phương pháp phun trực tiếp hóa chất xi mạ lên bề mặt của sản phẩm bằng súng phun hoặc nhiều thiết bị khác.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường về màu sắc, các dòng sơn trên thép mạ kẽm ra đời.
Sơn trên thép mạ kẽm có thể là sơn 1 thành phần hoặc 2 thành phần, sử dụng cho các ống thép, thép hộp kẽm, tôn mạ kẽm, inox… để làm lớp bảo vệ & trang trí.
Cách sơn thép mạ kẽm
Chuẩn bị bề mặt
Làm sạch bề mặt của vật dụng mạ kẽm cần sơn bằng giẻ khô. Sau đó dùng giẻ ướt mềm lau lại.
Nếu sản phẩm có dính dầu, thợ sơn phải dùng dung môi lau sạch vết dầu sau đó để khô.
Một số thợ sơn sử dụng giấm trắng. Giấm trắng hiệu quả và không độc hại, đó là một cách an toàn hơn thay cho dung môi công nghiệp.
Đổ ít giấm lên một miếng vải sạch và sau đó lau bề mặt thép mạ kẽm. Giấm chứa axit axetic sẽ tương tác với kim loại, thúc đẩy sự bám dính của sơn.
Chà nhám
Trước khi bắt đầu sơn, thợ sơn nên chà nhám thật kĩ thép mạ kẽm. Đối với những công trình lớn, bạn nên sử dụng phun cát, phun bi hay phun nước áp suất cao để làm sạch bề mặt vật liệu.
Đối với những vật liệu nhỏ hơn, bạn sử dụng giấy nhám, bàn chải sắt, máy mài rồi dùng giẻ lau sạch lại lần nữa.
Pha sơn
Đối với bất kì dòng sơn nào, thợ sơn nên đọc kĩ và tuân thủ đúng hướng dẫn của Nhà sản xuất. Sử dụng dung môi phù hợp và pha theo tỉ lệ được in trên bao bì sơn.
Đối với sơn kẽm 2 thành phần, việc pha sơn với chất đóng rắn cần được thực hiện cẩn thận.
Nhiều thợ sơn lâu năm thường tự pha theo kinh nghiệm của mình, tuy nhiên, việc này có thể cho ra màng sơn không đảm bảo chất lượng.
Sơn sau khi pha xong nên được sử dụng ngay, tránh tình trạng chết sơn.
Trường hợp bề mặt cần sơn nhỏ, người thợ có thể sử dụng chổi quét. Nếu vật cần sơn có kích thước lớn hoặc phạm vi rộng sẽ dùng súng phun hoặc máy phun sơn.
Kỹ thuật sơn trên thép mạ kẽm đơn giản hơn nhiều so với sơn tĩnh điện. Đây là lợi thế vô cùng lớn của dòng sơn trên bề mặt thép mạ kẽm.
Bên cạnh đó, sơn tĩnh điện cho thép hộp tại các xưởng gia công có nhiều bất cập mang lại như: phát sinh chi phí vận chuyển cao, bong tróc tại các mối nối, thời gian sơn thành phẩm quá lâu…
Tiến hành sơn
Trong hầu hết các trường hợp, sơn chống rỉ kim loại là lựa chọn tốt nhất để sơn lên thép mạ kẽm.
Thợ sơn có thể sử dụng chổi quét, con lăn hay súng phun sao cho phù hợp bề mặt, màng sơn phủ đều, tránh tạo các vết lõm hoặc quá dày. Để sơn khô hoàn toàn trước khi sơn lớp các lớp tiếp theo.
Sơn lên thép mạ kẽm đòi hỏi một chút kỹ thuật, nhưng nếu bạn làm đúng cách, sản phẩm cuối cùng sẽ có độ bền cao.
Hãy nhớ làm sạch và chuẩn bị bề mặt thật kĩ trước khi sơn, tuân thủ đúng hướng dẫn của NSX để đạt kết quả tốt nhất.
Nếu bạn cần tư vấn dòng sơn phù hợp để sơn trên thép mạ kẽm, hãy liên hệ ngay với Sơn Số 1 qua hotline 0985 68 0101.
Sơn Số 1 Việt Nam – đơn vị hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và phân phối sơn công nghiệp, sơn kẽm, sơn dầu trên toàn quốc!
Đọc thêm: