Nội Dung Chính
ToggleKết cấu thép là gì?
Kết cấu thép là cấu trúc kim loại có khả năng chịu lực được sử dụng tại các công trình xây dựng. Đặc biệt thích hợp cho nhà thép tiền chế, KCN có quy mô lớn.
Tùy thuộc vào mỗi dự án, thép được chế tạo với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật từng công trình.
Các loại kết cấu khung thép gồm cấu trúc khung, cấu trúc vòm, cấu trúc lưới, cầu dầm, cầu cáp văng, thanh hoặc giàn…
Ưu và nhược điểm của kết cấu thép
Ưu điểm
- Linh hoạt trong việc vận chuyển, lắp đặt.
- Chịu lực tốt, bền vững
- Thi công nhanh chóng
- Tính thẩm mỹ
Nhược điểm
- Dễ bị tác động bởi nhiệt độ, môi trường nên cần phải sử dụng sơn chống gỉ bảo vệ.
- Chịu nhiệt kém.
Tính ứng dụng
Kết cấu thép được sử dụng cho những công trình lớn, đòi hỏi độ chịu lực tốt. Ví dụ:
- Nhà xưởng, kho, nhà máy, KCN.
- Hệ thống cầu đường.
- Nhà cao tầng, sân vận động, triển lãm,…
Quy trình sơn kết cấu thép tiêu chuẩn
Nguyên tắc thi công sơn kết cấu thép đòi hỏi kĩ lưỡng trong từng giai đoạn và kiểm soát chất lượng chặt chẽ.
Nếu sơn không đúng kỹ thuật thì lớp sơn mau chóng bong tróc, phồng rộp sau một thời gian sử dụng.
Vậy sơn như thế nào mới đạt chuẩn?
Bước 1. Xử lý bề mặt kết cấu thép
Đối với công trình quy mô lớn, xử lý bề mặt kết cấu cần có sử máy móc hỗ trợ như máy phun cát ướt, máy phun bi…
Ngược lại, nếu kết cấu thép nhỏ thì việc làm sạch có thể thực hiện thủ công. Người ta sử dụng giấy nhám, bàn chải sắt, cước để loại bỏ bụi bẩn, gỉ sét, tạp chất bám trên bề mặt.
Bước 2. Phun sơn chống gỉ
Sơn được sử dụng phổ biến là sơn epoxy và alkyd. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện môi trường tại công trình để chọn lựa loại sơn phù hợp.
Trường hợp kết cấu thép có diện tích nhỏ có thể dùng rulo hoặc cọ lăn. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là chất lượng bề mặt không đồng nhất.
Để giảm tiêu hao vật liệu, tiết kiệm thời gian các nhà thầu thường sử dụng máy phun sơn cho mọi kết cấu thép.
Ưu điểm của phương pháp này giúp bề mặt sơn phẳng, đều, bám dính tốt và phủ đều những khu vực khó sơn.
Bước 3. Sơn phủ
Sau khi lớp chống gỉ đã khô, tiến hành sơn phủ lần 2. Bề mặt sau khi sơn phải để khô hoàn toàn, đạt chuẩn về độ dày theo yêu cầu kỹ thuật.
Bước 4. Kiểm tra và xử lý lỗi
Khâu cuối cùng là kiểm tra lại toàn bộ bề mặt. Với những vị trí không đạt yêu cầu, thợ sơn sẽ thực hiện dặm vá và hoàn thiện.
Để tránh những sai sót, đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng thì công tác kiểm tra phải thực hiện kĩ lưỡng trước khi đưa thành phẩm xuất xưởng.
Sơn cho kết cấu thép
Sơn Công Nghiệp Đa Năng
Dòng sơn 2 thành phần cao cấp từ thương hiệu Sơn Số 1 là lựa chọn tốt nhất cho công trình thép. Sơn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí thi công.
Xem thêm: Ứng Dụng Sơn Công Nghiệp Đa Năng Cho Nhà Thép Tiền Chế
Sơn lót kẽm epoxy Dekor
Xem thêm: Sơn Lót Kẽm Epoxy | Tính Năng Và Tầm Quan Trọng
Sơn lót epoxy giàu kẽm là dòng sơn 2 thành phần thuộc hệ sơn epoxy chứa thành phần bột kẽm, chất đóng rắn và các phụ gia đặc biệt.
Lớp chống gỉ tuyệt hảo trong hệ sơn hoàn chỉnh thích hợp với những khu vực chịu ảnh hưởng từ môi trường khắc nghiệt.
Bằng công nghệ hiện đại, Sơn lót kẽm epoxy Dekor 2 thành phần được đánh giá là dòng sơn cao cấp với khả năng chống chịu cực tốt.
Chi tiết về các dòng sơn kết cấu thép, khách hàng vui lòng gọi đến hotline 0985 68 0101 để được tư vấn.
>>> Tham khảo thêm: