Sơn Kết Cấu Thép – Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Chất Lượng Thi Công

Sơn kết cấu thép

Sơn kết cấu thép có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thi công? Bài viết sẽ đưa ra các hướng dẫn liên quan đến việc xử lý bề mặt, thi công sơn, bảo quản sơn. Cùng Sơn Số 1 tìm hiểu nhé!

Phương pháp chuẩn bị bề mặt

Chuẩn bị bề mặt là một trong những công đoạn quan trọng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng màng sơn.

Thợ sơn cần chú ý để đảm bảo việc thi công sơn đạt chất lượng với tuổi thọ nhất định.

Đối với dự án lớn, trước khi thi công cần lấy một mẫu thép đã được xử lý bề mặt thỏa mãn các yêu cầu của dự án để đối chứng trong quá trình giám sát.

sơn kết cấu thép

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng màng sơn

Làm sạch

Phải loại bỏ khỏi bề mặt thép các tạp chất như dầu, mỡ, vết bẩn, vết mối hàn, vảy thép… do chúng làm giảm độ bám dính của màng sơn.

Đánh gỉ

Lớp oxit màu xanh đen là sản phẩm của quá trình cán nóng sẽ làm hỏng màng sơn. Lớp gỉ này khá giòn và có thể rạn nứt, bong ra khi thay đổi nhiệt độ (trong quá trình gia công kết cấu thép và ảnh hưởng của thời tiết).

Độ nhám bề mặt

Độ nhám của bề mặt kim loại có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng của màng sơn, nó làm tăng diện tích tiếp xúc giúp màng sơn bám dính tốt hơn.

Mức độ nhám bề mặt phụ thuộc cả về loại và kích thước của chất mài mòn được sử dụng. Các hạt mài thô thường tạo bề mặt thô và sâu hơn.

Mặt mài sâu tốt hơn sẽ tạo điều kiện để sơn bám dính, nhưng lượng sơn tiêu thụ sẽ nhiều hơn để phủ kín bề mặt thép đã tạo nhám.

Các phương pháp làm sạch

Trước khi thi công với bất kỳ loại sơn nào thì bề mặt đều phải làm sạch và chuẩn bị cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Tất cả bụi, chất bẩn, dầu mỡ, hơi ẩm, sơn cũ và các chất bẩn khác phải được làm sạch.

Các giọt xi măng hay vữa trên bề mặt trước khi sửa chữa phải được làm sạch bằng cơ học hay hóa học. Các ba via ở rìa hay bất kì những gì gây trở ngại cho kết cấu đều phải cắt bỏ.

Bề mặt thép có kết cấu phức tạp, tất cả chất bẩn và các mảnh vụn phải bị loại bỏ khỏi các vị trí như: các hốc, các đường nứt, các vị trí mối nối, khớp nối,…

Đặc biệt chú ý tới các vị trí khó kiểm tra như vùng đỉnh, mặt sau của đai ốc hay bu lông, mặt dưới của chi tiết kết cấu.

sơn kết cấu thép

Phương pháp hóa học

Chất bẩn, dầu mỡ được loại bỏ bằng vải sạch thấm dung môi. Sau đó dùng bàn chải hoặc giẻ sạch lau chùi bề mặt. Chất tẩy rửa như xà phòng, thuốc tẩy cũng có thể được sử dụng

Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay

Phương pháp này dùng để loại bỏ các lớp gỉ sắt, lớp sơn cũ, mối hàn chảy khi chải bằng tay, đánh bằng cát, cạo bằng bàn chải lông cứng, giấy ráp, hay đục bằng búa.

Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay yêu cầu tất cả xì hàn, nhựa đường, dầu mỡ và cặn bẩn phải được loại bỏ trước bằng dung môi.

Bàn chải thép phải đủ cứng để làm sạch hoàn toàn bề mặt và có hình dạng thích hợp để có thể xâm nhập, làm sạch được mọi góc cạnh và khớp nối.

Làm sạch bằng máy

Phương pháp này sử dụng để làm sạch các ba via liên kết lỏng lẻo, gỉ sắt, sơn hỏng và các mối hàn trên bề mặt nhờ máy mài, máy phun cát.

Làm sạch bằng phun cát

Phương pháp này làm sạch sơn phủ, gỉ và các gỉ cán thép trên bề mặt và tạo cho bề mặt trở nên thô ráp.

Sử dụng thiết bị phun áp lực để phun các hạt mài nhỏ, cứng như cát khô, mạt đá hay bi thép lên bề mặt cần làm sạch.

Kiểm tra bề mặt trước khi sơn

sơn kết cấu thép

Nếu sơn ngoài trời, bề mặt sau khi làm sạch cần được che chắn do nhiệt độ giảm và độ ẩm cao vào ban đêm có thể gây tụ nước lên bề mặt.

Nếu sơn trong nhà xưởng, có thể cho phép việc sơn phủ sang ngày hôm sau nếu bề mặt được làm sạch bằng phun cát.

Bề mặt thép đã phủ sơn khi vận chuyển tới công trường xây dựng cần phải bảo quản tránh tiếp xúc với mặt đất, tránh bị hoen ố, trầy xước, dầu mỡ…

Từ khi sơn lớp lót đến khi lắp ráp và tiến hành sơn lớp phủ tiếp theo nên duy trì trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo độ bám dính tốt nhất.

Trước khi sơn phủ lớp đầu tiên, bề mặt phải được làm sạch bụi, dầu mỡ. Lau chùi, làm sạch bằng khí nén, tẩy rửa bằng máy hoặc làm sạch bằng dung môi phù hợp để không làm mềm màng phủ.

Các vết xước và vỡ, bao gồm cả các vết xước do hàn, bắt bu lông, đinh tán, cần được làm sạch, sửa trước khi sơn phủ.

Đảm bảo các ba via của đinh tán phải được làm sạch vảy sắt và vết hàn. Điểm quan trọng là tất cả màng sơn phải được sơn trên bề mặt khô, không vết bẩn.

Xem xét điều kiện thời tiết

sơn kết cấu thép

Nhiệt độ cao

Bề mặt quá nóng sẽ làm cho dung môi bay hơi quá nhanh dẫn đến gia công khó khăn, phồng rộp hay xốp màng sơn.

Có thể thực hiện sơn dưới mái che hoặc sơn trên bề mặt được phủ bạt tránh ánh nắng hoặc sơn theo lịch trình tránh mùa vụ và những ngày nhiệt độ cao.

Độ ẩm

Sơn không thể thi công dưới trời mưa, hay sương mù. Độ ẩm tương đối của không khí giới hạn nhỏ hơn hoặc bằng 85%.

Độ ẩm cao thường có ảnh hưởng tới quá trình đóng rắn của màng sơn.

Lúc trời ẩm ướt hoặc lạnh, thép phải được thi công dưới mái che cho tới khi sơn phủ khô.

Màng sơn mới thi công sẽ không tốt đối với trường hợp môi trường có độ ẩm cao, mưa hay nước ngưng tụ.

Gió

Hướng gió và tốc độ gió cần được xem xét khi sơn phủ. Gió mạnh làm cho màng sơn bị biến đổi đáng kể và dẫn đến sự khô quá mức của các giọt trên bề mặt.

Kết quả này làm mất khả năng liên kết của màng.

Các vấn đề đó có thể loại trừ bằng cách dùng phương pháp quét hay lăn thay thế cho phun hoặc thi công vào lúc ít gió.

Thi công

sơn kết cấu thép

Phương pháp quét

Đòi hỏi thợ sơn có tay nghề cao khi thi công để tạo ra màng sơn mịn và có độ dày đồng nhất.

Sơn từ vị trí khô tới vị trí ẩm, phủ màng sơn lên bề mặt và lặp lại trên phần ướt của vết quét trước đó.

Màng sơn được quét trên tất cả các vị trí khác của bề mặt, chỗ nứt và các góc. Những vị trí màng sơn bị chảy, lõm phải được quét lại.

Phương pháp phun

Trang thiết bị phải thích hợp cho mục đích sử dụng, phun đúng cách và sử dụng áp lực thích hợp với từng loại sơn.

Các thành phần sơn phải được giữ ở dạng hỗn hợp trong bình phun hay thùng chứa trong suốt quá trình phun, được khuấy trộn đều.

Trong quá trình phun, súng phun phải đặt (vuông góc) với bề mặt và ở khoảng cách đảm bảo lớp sơn ướt bám được lên bề mặt. Ngừng bấm súng phun khi kết thúc đường sơn. Kỹ thuật sơn kém sẽ dẫn đến hao phí nhiều sơn.

Phương pháp quét được sử dụng cho các vùng không thể đưa súng phun vào như vết nứt, đường nứt…

Phương pháp lăn

Các con lăn có lông ngắn cho bề mặt mịn hơn, do đó thường áp dụng cho lớp sơn phủ ngoài.

Con lăn phải được nhúng xuống sơn cho tới khi thấm hoàn toàn và sau đó lăn dọc theo đường cần sơn cho tới thì lớp sơn thấm ướt lên bề mặt.

Chỉ nên lăn với áp lực vừa phải, áp lực lớn có thể gây ra bọt khí trên màng cũng như làm bọt khí thấm vào con lăn.

Bảo quản sơn & dung môi

Sơn và dung môi cần được bảo quản trong khu vực thoáng khí và không bắt lửa, chập điện, hay trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.

Nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm thời gian sống (thời hạn lưu kho hoặc thời hạn sử dụng) của sơn.

Nếu sơn phải giữ trong 1 một khoảng thời gian dài với lượng lớn, thì hàng tháng cần phải lật ngược thùng chứa.

Việc này làm giảm hiện tượng sa lắng cũng như làm hỗn hợp được trộn đều để dễ dàng hơn khi dùng.

Thùng chứa sơn và dung môi phải đảm bảo không mở tới khi sử dụng và thùng cũ nhất phải dùng đầu tiên.

Khi sơn bị chuyển sang màu nâu sậm, bị gel hóa hoặc các biến đổi tính chất khác (bị hỏng) trong quá trình bảo quản thì không nên sử dụng.

Khi trong thùng chứa hình thành lớp màng bao phủ, lớp màng này nên được loại bỏ. Nếu cảm thấy lớp phủ này quá dày và có ảnh hưởng tới kết cấu, sơn còn lại trong thùng không nên sử dụng.

Tổng hợp từ Tài liệu TCVN 9276 về Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép

Để được tư vấn về sản phẩm Sơn cho kết cấu thép tốt nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0985 68 0101. Sơn Số 1 hân hạnh được phục vụ!

Tham khảo:

Chia sẻ bài viết:

Sản phẩm

Đăng ký nhận tư vấn

Có thể bạn quan tâm

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi

Cảm ơn bạn đã liên hệ với Sơn Số 1!

Nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!

Liên hệ với chúng tôi

Hãy liên hệ trực tiếp tới Công ty SƠN SỐ 1 để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhanh chóng!