Sơn inox không những giúp bề mặt chất liệu luôn sáng bóng, đẹp mắt mà còn ngăn chặn tình trạng oxy hóa & ăn mòn hiệu quả.
Vậy sơn inox như thế nào? Và đâu là sản phẩm mang lại hiệu quả cao? Tất tần tật sẽ được Sơn Số 1 giải đáp qua bài viết sau.
>>> Đọc thêm: Sơn Chống Rỉ Inox Nào Tốt Nhất Hiện Nay?
Nội Dung Chính
ToggleSơn inox là gì?
Trong lĩnh vực luyện kim, inox (thép không gỉ) là một hợp kim sắt, có hàm lượng crom tối thiểu 10,5% (Theo wikipedia).
Về đặc tính, inox có độ cứng, độ dẻo, độ bền cao và đặc biệt là khả năng chống ăn mòn tốt. Ngày nay, thép inox được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp.
Để inox bền và đẹp hơn, người ta lựa chọn phương pháp sơn lên bề mặt. Sơn inox bám dính tốt, bảo vệ hiệu quả, giúp gia tăng tuổi thọ vật liệu đáng kể.
Chọn dòng sơn nào cho bề mặt inox?
Bề mặt trơn bóng và khó bám dính nên không phải dòng sơn nào cũng có thể sơn trên bề mặt inox. Do đó, chúng ta cần phải: chọn đúng chủng loại & sơn đúng kỹ thuật.
Sơn inox phải đáp ứng các yêu cầu:
- Độ bám dính cao
- Chống trầy xước, chống bong tróc, chống va đập tốt
- Màng sơn mịn, đảm bảo tính thẩm mỹ
Hiện nay, người ta thường sử dụng sơn sắt mạ kẽm 1 thành phần & 2 thành phần:
- Loại 1 thành phần (gốc Acrylic hoặc gốc Alkyd), không cần lót chống gỉ. Dễ thi công, tiết kiệm thời gian & chi phí đáng kể.
- Loại 2 thành phần có độ bám dính cao, bền hơn sơn 1 thành phần. Tuy nhiên, quy trình thực hiện khó hơn & giá thành cũng cao hơn.
Đối với công trình dân dụng, ít tác động thì sơn 1 thành phần có thể đáp ứng tốt. Còn những công trình lớn, điều kiện môi trường khắc nghiệt thì nên dùng sơn 2 thành phần để tăng tối đa khả năng bảo vệ.
Quy trình sơn inox như thế nào?
Bước 1. Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt cần được xử lí thật kĩ. Làm sạch rỉ, dầu mỡ, bụi bẩn hoặc lớp sơn cũ.
Bước 2. Sơn lót
Để có kết quả tốt nhất, bạn nên tiến hành sơn lót cho inox bằng loại sơn chuyên dụng. Ưu điểm khi dùng sơn lót:
- Tăng độ bám dính của lớp sơn phủ với bề mặt inox và giúp cho lớp sơn phủ không bị phồng.
- Che lấp khuyết điểm của bề mặt inox, cho màng sơn bền đẹp.
- Chống các tác động từ môi trường, hạn chế tình trạng oxy hóa.
Bước 3. Sơn phủ
Đợi lớp sơn lót khô hoàn toàn. Tiến hành pha sơn với dung môi (và chất đóng rắn nếu là sơn 2 thành phần) theo đúng tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất.
Phun trực tiếp lên bề mặt inox. Chú ý phun đều tay để đạt kết quả tốt nhất.
Sơn cho inox – giải pháp nào từ Sơn Số 1?
Bạn có thể tham khảo các dòng sơn trên bề mặt inox của Sơn Số 1 dưới đây:
- Sơn lót Dekor 2 thành phần
1. Chuẩn bị bề mặt: làm sạch bề mặt để tạo độ nhám và tăng khả năng bám dính của màng sơn
2. Dùng nhám vuốt nhẹ lên bề mặt sản phẩm
3. Lớp lót: súng phun hoặc con lăn, để khô 4 – 6h xả nhám
4. Lớp phủ: sử dụng sơn 1 thành phần hoặc 2 thành phần Sơn Số 1
Tham khảo: Sơn lót kẽm Dekor
- Sơn phủ – Sentosa 1 thành phần
Tỷ lệ pha: 20 – 30% dung môi THINNER 01 (Dung môi pha sơn sắt mạ kẽm).
Tham khảo: Sentosa 1 thành phần
- Sentosa 2 thành phần
Tỷ lệ pha: Pha với tỷ lệ 4 – 1 – 2 (sơn – cứng – thinner) THINNER 01 (dung môi pha sơn sắt mạ kẽm).
- Sơn Công Nghiệp Đa Năng
Tỷ lệ pha: 4 – 2 – 1 (sơn – chất đóng rắn – dung môi)
Tham khảo: Sơn Sentosa 2 thành phần
Tham khảo:
- Sơn OXY
Tỷ lệ pha 15 – 25% dung môi Thinner 01 hoặc Butyl A
Tham khảo:
Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trước khi bắt tay vào sơn các vật dụng, các công trình bằng chất liệu inox.
Để biết thêm về các loại sơn cho inox của Sơn Số 1 Việt Nam, bạn có thể tham khảo tại website sonso1.com hoặc gọi hotline 0985 68 01 01 để được tư vấn trực tiếp sản phẩm.
Bài viết khác: